07 Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ EmThông Qua Trò Chơi và Các Hoạt Động Giáo Dục.

07 Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ EmThông Qua Trò Chơi và Các Hoạt Động Giáo Dục.

Học ngoại ngữ là thường gắn liên với hoạt động học những thứ mới, do vậy khi yêu cầu trẻ nói ra hoặc thực hành tiếng Anh luôn là một rào cản lớn đối với trẻ. Tuy nhiên khi giáo viên khéo léo biến nội dung học thành dạng trò chơi thì câu chuyện lúc này sẽ lại hoàn toàn khác. Trò chơi và hoạt động giáo dục giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và thú vị. Trẻ em thường tỏ ra hứng thú và sẵn sàng tham gia khi học thông qua trò chơi, giúp xây dựng lòng yêu thích và sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh.

Việc sử dụng trò chơi và hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và linh hoạt. Các em học từ việc giao tiếp, lắng nghe và sử dụng từ vựng mới trong ngữ cảnh thực tế. Các hoạt động giáo dục có chủ đích của giáo viên sẽ giúp trẻ chuyển hóa từ ngôn ngữ thụ động (passive language) sang ngôn ngữ chủ động (active language).

Người ta thường nói: Tôi nghe – Tôi quên; Tôi làm – Tôi hiểu. Chính vì vậy khi học tiếng Anh, việc giáo viên tổ chức trò chơi và hoạt động giáo dục giúp trẻ học thông qua trải nghiệm thực tế, tạo ra kết nối giữa ngôn ngữ và tình huống thực tế. Điều này giúp trẻ hiểu và nhớ từ vựng, ngữ pháp một cách hiệu quả như cách mà trẻ em bản xứ hấp thu ngôn ngữ.

Bản chất học ngôn ngữ là để phục vụ cho quá trình giao tiếp trong xã hội. Hiểu được điều này, việc tổ chức trò chơi nhóm và hoạt động tương tác giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội trong quá trình học tiếng Anh. Các trẻ sẽ học cách làm việc nhóm, chia sẻ ý kiến, và giao tiếp hiệu quả với bạn bè mình.

Trò chơi thường diễn ra trong thời gian ngắn, độ kịch tính cao, kích thích sự sáng tạo và tư duy linh hoạt của trẻ. Việc giải quyết vấn đề, tìm ra cách diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Anh khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện.

Thường thì chỉ cần nghĩ đến việc phải nói chuyện trước đám đông đã khiến tâm lí sợ hãi đó bó cứng chúng ta rồi. Tuy nhiên, khi tham gia các trò chơi thì tâm lí của chúng ta đã lại chuyển hóa sang một trạng thái khác. Việc sử dụng tiếng Anh trong ngữ cảnh trò chơi và hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp một cách tự nhiên từ đó dần dần dẫn tới sự tự tin của trẻ trong giao tiếp và hội thoại.

Việc học tiếng Anh thông qua trò chơi không chỉ là quá trình học ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các khóa học tiếng Anh phức tạp hơn ở các cấp độ cao hơn của trẻ sau này.

Tựu chung lại, việc tích hợp trò chơi và hoạt động giáo dục vào quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ em không chỉ làm cho quá trình học trở nên thú vị mà còn phát triển đa dạng kỹ năng quan trọng. Muốn cho trẻ có năng lực tiếng Anh như người bản xứ, điều mà giáo viên và cha mẹ cần làm là cho trẻ được đắm mình trong các hoạt động ngôn ngữ mà trẻ em bản xứ thường xuyên làm.

Cách giúp trẻ chuyển từ việc sử dụng ngôn ngữ theo phong cách THỤ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG

Cách giúp trẻ chuyển từ việc sử dụng ngôn ngữ theo phong cách THỤ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG

Một người sử dụng ngôn ngữ thành thạo là phải có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ theo cả hai chiều INPUT (Nghe, Đọc) và OUTPUT (Nói, Viết). Tuy nhiên khi học Tiếng Anh rất nhiều người đã bị học lệch dẫn đến chủ yếu bị học một cách thụ động, chỉ tập trung vào chiều INPUT mà không hề có rèn luyện kỹ năng của chiều OUTPUT. Chính điều này đã dẫn đến người học dù đã học hành tiếng Anh hàng chục năm trở lên mà vẫn bị bế tắc trong giao tiếp, không làm chủ được năng lực ngoại ngữ của mình.

Hôm nay tôi giới thiệu với bạn 8 cách để bạn có thể giúp trẻ chuyển từ việc sử dụng ngôn ngữ theo phong cách THỤ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG.

Thay vì chỉ nghe và hiểu khi người khác nói chuyện, là giáo viên, là cha mẹ bạn hãy khuyến khích trẻ trò chuyện với bạn về những điều xung quanh, những sự kiện hàng ngày, hoặc cảm xúc của các con. Ở giai đoạn sơ khởi của quá trình trẻ mới học tiếng Anh, thầy cô hoặc cha mẹ có thể khuyến khích trẻ sao chép y chang lời cô giáo, lời cha mẹ cũng được. Rồi từ từ theo thời gian, vốn từ vựng của trẻ tăng lên, vốn ngữ pháp của trẻ tăng lên dần dần trẻ sẽ làm chủ ngôn từ của mình. Khi mới thực hành nói, trẻ có thể nói sai ngữ pháp, phát âm chưa đúng, là giáo viên chúng ta đừng quá căng thẳng vì điều đó, cứ tiếp tục đồng hành và hướng dẫn trẻ một cách kiên nhẫn, tỉ mỉ trẻ sẽ đi đúng quỹ đạo.

Thay vì chỉ nghe và hiểu khi người khác nói chuyện, là giáo viên, là cha mẹ bạn hãy khuyến khích trẻ trò chuyện với bạn về những điều xung quanh, những sự kiện hàng ngày, hoặc cảm xúc của các con. Ở giai đoạn sơ khởi của quá trình trẻ mới học tiếng Anh, thầy cô hoặc cha mẹ có thể khuyến khích trẻ sao chép y chang lời cô giáo, lời cha mẹ cũng được. Rồi từ từ theo thời gian, vốn từ vựng của trẻ tăng lên, vốn ngữ pháp của trẻ tăng lên dần dần trẻ sẽ làm chủ ngôn từ của mình. Khi mới thực hành nói, trẻ có thể nói sai ngữ pháp, phát âm chưa đúng, là giáo viên chúng ta đừng quá căng thẳng vì điều đó, cứ tiếp tục đồng hành và hướng dẫn trẻ một cách kiên nhẫn, tỉ mỉ trẻ sẽ đi đúng quỹ đạo.

Yêu cầu trẻ chuẩn bị bài thuyết trình ngắn về một chủ đề mà học sinh quan tâm hoặc trình diễn một câu chuyện. Điều này giúp các em phải sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực và sáng tạo. Đây là một hướng tiếp cận mà rất ít giáo viên hoặc cha mẹ chú ý đến vì mọi người thường nghĩ thuyết trình là phải một cái gì đó trang trọng và không mấy khi chúng ta có cơ hội để thực hành điều này. Tuy nhiên, nếu giáo viên tiếng Anh hiểu được ý nghĩa và giá trị của thuyết trình mang lại thì họ cần phải đưa nội dung thuyết trình là một phần không thể thiếu của mỗi bài dạy học tiếng Anh.

Thay vì chỉ cung cấp nội dung, đưa thông tin một chiều xuống cho trẻ. Là giáo viên ngôn ngữ ta hãy ý thức thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ và khuyến khích các em tự trả lời. Cung cấp phản hồi tích cực để khuyến khích trẻ nói nhiều hơn. Chưa dừng lại ở đó, chúng ta cũng cần hướng dẫn và khuyến khích trẻ đặt lại các câu hỏi. Chính những kỹ năng đặt câu hỏi tương ứng phù hợp với chủ đề đang hội thoại mới là cách nhanh nhất để trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình.

Các trò chơi từ vựng, trò chơi từ điển, hoặc trò chơi từ hỏi đáp giúp trẻ sử dụng từ vựng vào ngữ cảnh một cách chủ động. Đôi khi trong đầu chúng ta có hàng ngàn từ vựng, nhưng nó chỉ nằm ở thể thụ động. Khi chơi các trò chơi giải ô chữ kiểu này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tất cả các Nơ-ron thần kinh để tìm ra câu trả lời, và hoạt động này diễn ra nhiều lần, thường xuyên từ đó sẽ giúp trẻ có kỹ năng chủ động với ngôn ngữ của mình.

Chúng ta thường dạy học tiếng Anh theo chủ đề đúng không? Vậy hãy áp dụng các chủ đề mà trẻ đã được học đó vào trong cuộc sống thực hàng ngày. Hướng dẫn trẻ làm một công việc cụ thể bằng tiếng Anh, ví dụ như nấu ăn hoặc làm mô hình. Điều này giúp các em phải sử dụng ngôn ngữ để hiểu và thực hiện các bước. Chưa dừng lại ở đó, là giáo viên tiếng Anh giỏi chúng ta cần tạo ra các nhiệm vụ mà ở đó trẻ cũng có cơ hội để hướng dẫn những người bạn khác những quy trình làm việc cụ thể nào đó với các chủ đề định sẵn. Nếu làm được theo cách này tôi tin rằng bạn sẽ nhận được hiệu quả bất ngờ từ việc dạy học tiếng Anh cho học sinh của mình đó.

Yêu cầu trẻ viết nhật ký hàng ngày, sáng tác truyện ngắn, hoặc viết mô tả về hình ảnh các em thấy. Việc này giúp trẻ thực hành việc sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo. Chắc chắn bạn cũng đồng ý với tôi: “Điều này thì hiệu quả khỏi bàn rồi”. Năng lực viết là một trong những năng lực thách thức cả với trẻ em bản xứ, nhưng bằng việc đều đặn thực hiện hoạt động OUTPUT bằng Writing trẻ sẽ có tư duy mạch lạc hơn, ngôn ngữ sử dụng sẽ có chiều sâu hơn.

Hướng dẫn trẻ làm các bài tập thực hành như mô phỏng ở cửa cửa hàng, đặt mua thức ăn, hoặc chơi phân vai trong các tình huống hằng ngày. Đây có lẽ là một hoạt động học tập mà tiệm cận nhất với thực tiễn. Chính những bài học này sẽ giúp trẻ khi phải đặt vào bối cảnh thật, trẻ sẽ tự động bật ra các ngôn từ đúng văn phong, đúng bối cảnh nhất.

Bằng những cách này, trẻ sẽ có cơ hội thực hành và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách tích cực, từ đó giúp trẻ chuyển từ việc hiểu passively sang việc sử dụng active language. Học ngôn ngữ là phải thực hành đầy đủ hai chiều INPUT và OUTPUT chỉ có như vậy chúng ta mới làm chủ được ngôn ngữ của chính mình.